NGUỒN HÀNG NHÀ PHÂN PHỐI GIA VỊ GIÁ SỈ TPHCM

Chào mừng bạn đến Thực Phẩm Giá Sỉ ! Dành cho nhà cung cấp

Hotline tư vấn:

0937.204.206
NGUỒN HÀNG NHÀ PHÂN PHỐI GIA VỊ GIÁ SỈ TPHCM
Ngày đăng: 26/09/2022 12:48 PM

Định nghĩa về gia vị

Gia vị theo định nghĩa của các nhà khoa học và sinh học là những loại thực phẩm rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn. Có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực. Nó làm cho thức ăn có cảm giác ngon hơn, kích thích hệ thống tiêu hóa của người ăn khiến thực phẩm dễ tiêu hóa

Gia vị
Khái niệm gia vị

Có nhiều loại gia vị như: các loại mắm, muối ăn, ớt hạt tiêu. Các loại rau thơm: răm hành tỏi. Việc sử dụng chúng thích hợp cho món ăn luôn phản ánh sự khéo léo, sự tinh tế như một nghệ thuật ẩm thực đối với người đầu bếp.

Phân loại gia vị

Có rất nhiều cách phân loại gia vị.

Dựa vào nguồn gốc

Dựa vào nguồn gốc, có thể được chia thành 4 loại bao gồm: gia vị có nguồn gốc thực vật, động vật, lên men vi sinh và vô cơ.

1. Gia vị có nguồn gốc từ động vật

Các loại gia vị có nguồn gốc từ động vật vô cùng phong phú.

  • Các loại mắm như: như mắm tôm, mắm tép, mắm tôm chua, mắm rươi, mắm cáy,…
  • Các loại nước mắm làm từ cá (như cá cơm, cá thu, cá chẻm, cá đối, cá ngát v.v.)
  • Các loại gia vị có chứa tinh dầu: Tinh dầu cà cuống, long diên hương, túi mật của một số động vật, mỡ lợn
  • Các loại sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa động vật (bò, cừu, dê,..), các loại bơ và kem béo.
  • Gia vị tạo độ ngot được lấy từ thịt động vật như sá sùng, tôm khô, khô mực…
  • Mật ong

2. Gia vị có nguồn gốc từ thực vật

Gia vị có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng rất phong phú và đa dạng.

Phân loại gia vị
  • Các loại lá tạo mùi thơm như: Lá bạc hà, nguyệt quế, hành lá, rau răm, húng quế, cần tây, kinh giới, rau mùi,…
  • Các loại quả: Chanh, bưởi, ớt, khế chua, quả me, quả sấu…
  • Các loại hạt: Hạt tiêu, hạt ngò,hạt dổi…
  • Các loại củ: Gừng, tỏi, hành tây, củ riềng, hành củ, nghệ, củ kiệu,…
  • Các loại thực vật khác: Nấm hương, nước dừa, nước cốt dừa…
  • Các loại đã được chế biến, phối trộn các nguyên liệu lại với nhau. Như tương ớt, thính, mù tạt, dầu thực vật, ngũ vị hương,…
  • Các loại thảo mộc, thuốc dùng trong đông y. Như táo tàu, kỷ tử, sa nhân, sâm, cam thảo, quế, đại hồi, sa nhân,…

3. Gia vị lên men vi sinh

Ví dụ như: Mẻ, giấm thanh, rượu nếp, rượu vang, bỗng rượu,…

4. Gia vị có nguồn gốc vô cơ

Ví dụ như: muối ăn, đường, mì chính, bột canh,…

Phân loại theo tính chất

Căn cứ vào tính chất của chúng để chia thành 7 nhóm:

  • Mặn: muối, xì dầu, magi, mắm tôm, nước tương.
  • Ngọt: đường, mật ong, mạch nha.
  • Chua: dấm, chanh, khế, dọc, sấu, me…
  • Đắng: vỏ chanh, vỏ quýt, nước hàng.
  • Cay: ớt, hạt tiêu, gừng…
  • Thơm: hành, tỏi, thì là, rau mùi, rau thơm.
  • Hỗn hợp: bột cà ri, bột húng lìu, ngũ vị hương, dầu hào, sa tế, mằn xì, tương cải.

Phân loại theo cấu tạo

Căn cứ vào cấu tạo của chúng để chia thành 7 nhóm:

  • Dạng tinh thể: muối, đường, mì chính.
  • Thể lỏng: nước mắm, xì dầu.
  • Dạng bột: bột cà ri, bột húng lìu.
  • Ăn quả tươi: ớt, hạt tiêu, sấu, khế.
  • Ăn lá, vỏ: thì là, rau mùi, rau thơm, vỏ cam, vỏ chanh, vỏ quế chi.
  • Ăn củ: giềng, nghệ, gừng, hành.
  • Dạng dung dịch hỗn hợp: mẻ, dấm bỗng, dầu hào, sa tế, mằn xì, tương, dầu.

Nguyên tắc sử dụng gia vị

Trong nghệ thuật ẩm thực, gia vị là thứ vô cùng cần thiết và không thể thiếu. Người Pháp, được coi là “đầu bếp của thế giới” đã tổng kết lại 5 nguyên tắc mà các bà nội trợ nên “chấp hành”.

Nguyên tắc sử dụng gia vị
Nguyên tắc sử dụng gia vị

1. Để khử hoặc giữ mùi

Khi nấu các món ăn có nhiều chất tanh, bạn cần cho nhiều gia vị có thể khử mùi. Trong trường hợp này, chất cay sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.

Ngược lại, khi chế biến các món ăn từ là thịt gà, thịt vịt hay các loại rau thì cần giữ nguyên chất thơm ngon đặc biệt của từng loại thực phẩm. Bạn không được cho nhiều gi vị để giữ được mùi vị riêng.

2. Phù hợp với cách chế biến thức ăn

Tùy cách chế biến từng món ăn mà bạn phải lựa chọn cho phù hợp. Gia vị của món ninh hay hầm khác hẳn với món quay hoặc rán.

3. Phù hợp với khẩu vị của mọi người

Một bữa ăn thành công là khi mỗi người thưởng thức cảm thấy thích và hài lòng. Là đáp ứng được khẩu vị của từng cá nhân. Vì vậy, bạn cần lưu ý khẩu vị riêng của mỗi thành viên trong gia đình. Việc này để điều chỉnh tăng giảm các loại gia vị cho phù hợp.

4. Dùng gia vị theo thời tiết

Thử tưởng tượng giữa cái nắng nóng oi ả của mùa hè, bạn được phục vụ một bát canh thật nóng với thật nhiều đồ cay. Điều đó chỉ khiến bạn từ chối món ăn mà thôi. Vẫn biết, nghệ thuật ẩm thực ở mỗi vùng miền và thời tiết chính là yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt này.

5. Cách sử dụng mì chính

Bạn chỉ nên sử dụng mì chính khi nước nóng khoảng 70 – 80 độ C. Ở nhiệt độ này, mì chính sẽ tan tốt nhất. Nếu cho mì chính vào món ăn đang ở mức nóng quá, mì chính sẽ biến thành chất có hại. Các món nguội ăn sống như rau trộn, nộm không nên cho mì chính vì nhiệt độ thấp mì chính khó tan và hầu như không có tác dụng.

Các món hấp, luộc, xào, tái và các loại nhân bánh cũng không nên cho mì chính. Để tránh trong quá trình gia nhiệt sẽ làm mì chính biến thành chất gây hại. Cần nhớ là không nên lạm dụng mì chính trong các món ăn vốn có độ ngọt như cá, tôm, vịt… . Bởi mì chính sẽ làm giảm đi mùi vị thơm ngon vốn có của chúng.

Thucphamgiasi.vn chuyên cung cấp gia vị cho đại lý, sỉ, quán ăn, nhà hàng. Nguồn hàng phong phú đa dạng như: dầu ăn, đường, muối, bột ngọt, hạt nêm... Ngoài ra thucphamgiasi.vn còn cung cấp cua cà mau giá sỉ lẻ bao ăn 1 đổi 1 từng con giá cả canh tranh nhất TPHCM.

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP QUA SỐ ĐT HOTLINE 0937204206

Zalo
Hotline